Một Đội Bóng Đá Có Bao Nhiêu Người? Tìm Hiểu Ngay Tại Đây

Bóng đá là một bộ môn thể thao toàn cầu, được nhiều người trên thế giới quan tâm, những ai là Fan của bóng đá từ lâu chắc hẳn sẽ biết một đội bóng đá có bao nhiêu người? Tuy nhiên, những người mới bắt đầu tìm hiểu về bóng đá sẽ chưa rõ vấn đề này. Hãy cùng 90PhutTV tìm hiểu chi tiết về số cầu thủ trong một trận bóng đá ngay tại bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu một đội bóng đá có bao nhiêu người?

Số lượng thành viên của đội bóng đá

Theo quy định, các đội bóng lớn trong các trận đấu trực tiếp bóng đá thì phải có 2 đội tham gia với 11 thành viên (tính cả thủ môn) của mỗi đội. Tuy nhiên nếu thi đấu ở các sân bóng nhỏ của các cuộc thi nhỏ thì số lượng thành viên có thể ít hơn so với số thành viên theo quy định. Nếu 1 trong 2 đội không có ít nhất 7 cầu thủ tham gia thì trận đấu sẽ bị không được tiến hành do không đủ số lượng thành viên.

Bên cạnh các thành viên chính thức, mỗi đội bóng đá sẽ có các cầu thủ dự bị. Trong một trận bóng đá chính thức sẽ có quy định nhất định về số cầu thủ dự bị để vào sân thay thế cho đồng đội khi có hiệu lệnh. Mỗi đội sẽ được đăng ký tối đa 7 cầu thủ dự bị và sẽ chỉ được thay thế tối đa 3 người trong số họ để vào sân

Xem thêm: Nháy mắt phải là điềm báo gì? Nháy mắt trái là điềm báo gì?

Đội hình 11 người của mỗi đội bóng đá

Các vị trí và vai trò của từng vị trí mà cầu thủ đảm nhận trong trận bóng đá

Mỗi cầu thủ sẽ được huấn luyện viên phân công rõ ràng về vị trí phù hợp của họ để đảm bảo thực hiện chiến thuật của đội hiệu quả nhất nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Thủ môn (Goalkeeper)

Mỗi đội sẽ có 1 thủ môn, đây là 1 trong những vị trí quan trọng nhất của đội. Thủ môn sẽ đứng cuối cùng trong hàng hậu vệ và đứng giữa khung thành có nhiệm vụ bảo vệ khung thành, ngăn cản bóng không vào lưới.

Thủ môn vẫn có thể ra khỏi khung thành để thực hiện các pha bóng như những cầu thủ khác và là người duy nhất trong đội được dùng tay để tham gia trận đấu trong khu vực khung thành 16m50.

Thủ môn canh giữ khung thành

Hậu vệ (Defender)

Hậu vệ đứng ở phần sân gần khung thành của đội nhà, giữ vai trò bảo vệ vòng ngoài của khung thành, ngăn cản các đối thủ tấn công sâu vào khung thành. Có tổng 4 vị trí hậu vệ: hậu vệ quét, trung vệ, hậu vệ cánh ngoài, hậu vệ cánh tấn công và do HLV quyết định 1 đội có bao nhiêu hậu vệ.

  • Hậu vệ quét: là lớp bọc lót cuối cùng, quét bóng nếu có bất kỳ đối thủ nào muốn vượt qua hàng hậu vệ
  • Trung vệ: Ngăn cản đối thủ xâm nhập vào vùng cấm, bảo vệ khung thành
  • Hậu vệ cánh ngoài: Bảo vệ khung thành trước pha bóng phạm vi rộng của đối thủ
  • Hậu vệ cánh tấn công: Phòng thủ nhưng vẫn thiên về tấn công nhiều hơn

  Hậu vệ với nhiệm vụ bảo vệ khung thành đội nhà tốt nhất

Tiền vệ (MF – Midfielder)

Tiền vệ thường đứng sau hàng tiền đạo và đứng trước hàng hậu vệ. Nhiệm vụ chính của tiền vệ là kiểm soát trận đấu bằng cách cướp bóng từ đối thủ, nhận bóng từ hậu vệ, chuyền bóng cho tiền đạo để ghi bàn. Có tổng cộng 4 vị trí tiền vệ: tiền vệ trung tâm, tiền vệ phòng ngự, tiền vệ tấn công, tiền vệ chạy cánh.

  • Tiền vệ trung tâm: Vị trí ở chính giữa sân, thường sẽ bận rộn nhất. Đặc biệt sẽ vừa phòng chữ vừa tấn công nên đòi hỏi thể lực và sự nhanh nhạy lớn trong suốt trận đấu.
  • Tiền vệ phòng ngự: Tham gia nhiệm vụ phòng ngự cho đội nhà
  • Tiền vệ tấn công: Nhận bóng từ tiền vệ trung tâm rồi phát động tấn công vào đội đối phương
  • Tiền vệ cánh: Gồm tiền vệ cánh trái và tiền vệ cánh phải, dốc bóng và tạt bóng nhanh tới vị trí khu vực cấm cho tiền đạo ghi bàn hoặc tự mình ghi bàn trực tiếp.

Tiền vệ giúp kiểm soát trận đấu

Tiền đạo (FW – Forward)

Tiền vệ chơi ở vị trí gần khung thành đối phương để dễ dàng ghi bàn thắng cho đội. Tiền đạo được chia thành 4 loại cơ bản: Tiền đạo trung tâm, tiền đạo cánh, tiền đạo cắm, tiền đạo tấn công.

  • Tiền đạo trung tâm: Vị trí yêu cầu thể lực và kỹ thuật cầu thủ phải tốt và phải nhanh để giành bóng từ đội đối thủ và ghi bàn khi có cơ hội
  • Tiền đạo cánh: Vị trí chơi ở 2 bên cánh ngang với các cầu thủ ở tiền đạo trung tâm. Tiền đạo cánh sẽ chủ động tấn công, tạt bóng, di chuyển bóng vào trong khung thành đối thủ.
  • Tiền đạo cắm: Bao gồm tiền đạo cánh trái và tiền đạo cánh phải là vị trí mà cầu thủ đảm nhiệm phải có khả năng chạy chỗ cực tốt, tốc độ cực cao và biết tận dụng các khoảng trống để đem địa bàn thắng cho đội.
  • Tiền đạo tấn công: Phát động các cuộc tấn công, thu hồi bóng khi cần thiết và hỗ trợ cho các tiền đạo trung tâm

Tiền đạo tấn công tạo bàn thắng

Thời gian diễn ra của một trận đấu là bao nhiêu?

Thời gian thi đấu của đội 11 người là 90 phút cho 2 hiệp, mỗi hiệp 45 phút (chưa tính thời gian bù giờ do sự cố nào đó đã được trọng tài và 2 đội bóng thỏa thuận theo những quy định của điều lệ thi). Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp đấu thường sẽ là 15 phút theo hiệu lệnh của trọng tài. Nếu muốn thay đổi thời gian nghĩ thì sẽ phải có sự đồng ý của trọng tài.

Thời gian bù giờ của 1 trận đấu do các trường hợp thường gặp sau:

  • Thay thế cầu thủ dự bị.
  • Chăm sóc các cầu thủ khi bị chấn thương trong sân thi đấu.
  • Di chuyển cầu thủ bị chấn thương ra khỏi sân thi đấu để chăm sóc.
  • Thời gian chết.
  • Một số nguyên nhân khác đã được trọng tài đồng ý

Thời gian diễn ra một trận đấu là 90 phút

Kết luận

Một đội bóng đá có 11 người ở nhiều vị trí khác nhau. Để tham khảo thêm các thông tin chi tiết về vai trò của từng vị trí trong đội bóng đá, hoặc các trận đấu bóng đá hấp dẫn, bạn có thể tham khảo ngay Live Score nhé.

error: Content is protected !!