Phân tích về “giành” hay “dành” đúng chính tả nhất hiện nay là chủ đề trong bài viết hôm nay của Địa Ốc Nam Dương. Theo dõi bài viết để biết nhé. Dành và giành đều là động từ và đều có nghĩa nên không thể phân biệt một cách rạch ròi rằng “giành” hay “dành” là đúng. Để sử dụng đúng chính tả, chúng ta cần phải dựa vào ngữ cảnh. Dành cho hay giành cho, để giành hay để dành, dành dụm hay giành dụm… Vậy, “giành” hay “dành” là đúng chính tả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt và biết cách dùng chính xác các từ này.
Tổng quan về Giành và dành
“Dành”: Là động từ mang ý nghĩa sở hữu cất đi, cất giữ hoặc giữ lại một thứ gì đó cho một ai đó.
Ví dụ: Để dành, dành tình cảm, dành dụm, dỗ dành, dành cho, dành tiền, dành phần, dành riêng…
“Giành” là động từ chỉ hành động đạt được một thứ gì đó vốn thuộc sở hữu của người khác hoặc chấm dứt sự sở hữu của người khác. “Giành” thường được sử dụng trong trường hợp cố gắng đoạt lấy một thứ gì đó, với ý nghĩa lấy về.
Ví dụ: Giành giải nhất, giành giật, tranh giành, giành nhau, giành quyền, giành ăn, giành lấy tự do, giành thắng lợi…
Tóm lại:
- Dành: Để lại 1 thứ gì đó cho mình hoặc cho ai đó.
- Giành: Đoạt lấy 1 thứ gì đó.
Ngoài ra thì từ “Giành” còn là danh từ chỉ đồ đan bằng tre lứa có đáy phẳng.
‘Giành cho’ hay ‘dành cho’, ‘tranh giành’ hay ‘tranh dành’?
“Dành cho” là đúng chính tả bởi chỉ ý muốn, tâm nguyện mà người sở hữu (vật chất hoặc tinh thần) muốn tặng lại cho ai đó. “Giành cho” là sai chính tả và không có nghĩa.
“Tranh giành” là đúng chính tả vì “giành” vốn mang nghĩa giành giật, giành lấy dùng để chỉ mục đích, khát vọng sở hữu của bản thân. “Tranh dành” là sai chính tả.