5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng là gì? Tìm hiểu về ý nghĩa 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng là chủ đề trong bài viết hôm nay của Địa Ốc Nam Dương. Theo dõi bài viết để biết nhé. 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng luôn là bài học vỡ lòng quý giá, trở thành mục tiêu phấn đấu của các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam. Vậy, 5 điều bác Hồ dạy là gì, 5 điều bác Hồ dạy ra đời khi nào, ý nghĩa 5 điều Bác Hồ dạy là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về lời dạy của bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng nhé.
Mục lục
5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên, Nhi đồng
- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
- Học tập tốt, lao động tốt
- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
- Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
5 điều Bác Hồ dạy ra đời khi nào?
Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15/5/1941 – 15/5/1961), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng. Trong thư Bác căn dặn: “Các cháu cũng tham gia đấu tranh bằng cách thực hiện mấy điều sau đây:
- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
- Học tập tốt, lao động tốt
- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
- Giữ gìn vệ sinh
- Thật thà, dũng cảm.”
Tuy nhiên, trong cuốn sổ Giải thưởng Bác Hồ (là loại sổ dành riêng để thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập) năm học 1964 – 1965 thì 5 điều Bác dạy trên đây lại được in hoàn chỉnh là:
- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
- Học tập tốt, lao động tốt
- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
- Giữ gìn vệ sinh thật tốt
- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
(Chữ “thật tốt” và chữ “khiêm tốn” được bổ sung vào 2 câu cuối, nên mỗi câu đều có 6 chữ).
Theo đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho biết: Sở dĩ có 2 phiên bản khác nhau như vậy là do gần đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác thấy 5 điều Bác dạy thiếu nhi, nhi đồng từ năm 1965 trở về trước, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Vì vậy, Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm vào phiên bản mới để 5 câu, mỗi câu đều có đủ 6 chữ.
Ý nghĩa 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, nhi đồng
* Điều 1: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Yêu tổ quốc nghĩa là hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương, hăng hái tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp. Việc học Lịch Sử và Địa Lí chính là cách để các em thiếu niên nhi đồng thể hiện được ý nói trên.
Yêu đồng bào được thể hiện trong cách giao tiếp, cách cư xử với mọi người xung quanh, với gia đình với bạn bè, thầy cô trong cuộc sống hàng ngày. Việc giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng là một biểu hiện của việc yêu đồng bào.
* Điều 2: Học tập tốt, lao động tốt.
Học tập tốt nghĩa là xác định đúng động cơ và thái độ học tập, chăm chỉ học tập đều các môn học. Không chỉ học trong sách, vở mà học sinh còn phải học tập thêm ngoài cuộc sống hằng ngày. Ví dụ như: chuẩn bị bài học đầy đủ, chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập chu đáo, chú ý lắng nghe thấy cô giảng, tích cực phát biểu, ghi chép bài đầy đủ…
Lao động tốt là biết yêu lao động, phải biết quý trọng các thành quả và giá trị của lao động mà bản thân hoặc người khác mang lại. Biết thực hiện lao động tùy theo sức của mình, tích cực tham gia lao động cùng tập thể. Ví dụ như trực nhật trường lớp; chăm sóc tốt bồn hoa, cây cảnh trong nhà trường, quét nhà, rửa bát… giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ tùy theo sức của mình.
* Điều 3: Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Đoàn kết tốt: Tình đoàn kết được thể hiện trong mối quan hệ giữa bạn bè, anh, chị, em trong gia đình, trong tập thể và xa hơn nữa là trong cộng đồng. Với bạn bè, phải biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, cùng bạn cố gắng khắc phục khó khăn, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ trong học tập.
Kỷ luật tốt: Thể hiện ở việc chấp hành tốt nội quy, quy định của trường lớp và những quy định chung ở nơi công cộng.
* Điều 4: Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Giữ vệ sinh ở trường, ở nhà, nơi công cộng cũng như giữ gìn vệ sinh cá nhân của mỗi HS. Ví dụ như: bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, biết giữ gìn vệ sinh xung quanh nhà, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thực hiện ăn chín, uống sôi…
* Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Khiêm tốn: Biết lễ phép với ông bà, thầy cô và cha mẹ; biết tôn trọng người lớn tuổi, biết nói năng nhẹ nhàng, biết dạ, thưa khi được người lớn tuổi hỏi…
Thật thà: Là phải biết trung thực, không gian dối trong cuộc sống, trong học tập.
Dũng cảm: Biết nhìn nhận những khuyết điểm, thiếu sót của mình. Người dũng cảm luôn được mọi người quý mến.